Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em

[ad_1]

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em dường như là mối lo không nhỏ của các bà mẹ. Căn bệnh dễ để lại biến chứng viêm phổi hay viêm tai giữa đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ cần có cho mình những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời về bệnh. Một vài thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị dưới đây sẽ giúp mẹ yên tâm hơn khi mùa đông đang về!

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Hiện nay, bệnh viêm phế quản ở trẻ em diễn ra khá nhiều, chúng trở thành nỗi lo thường trực của không ít phụ huynh. Vậy nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì? 

Viêm phế quản ở trẻ do vi khuẩn gây ra
Viêm phế quản ở trẻ do vi khuẩn gây ra

Bệnh viêm phế quản do virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Một vài vi khuẩn phổ biến gây ra căn bệnh này có thể kể đến như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tu cầu khuẩn…. Những vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh và gây bệnh khi cơ thể trẻ suy yếu chức năng miễn dịch, sức đề kháng. Bệnh thường tăng mạnh sau khi trẻ mắc các bệnh như cảm lạnh, ho, viêm xoang hay khi thời tiết trở lạnh đột ngột.

Ngoài ra, một nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ nữa chính là môi trường. Nếu trẻ thường xuyên hít phải bụi bẩn, khó xăng xe đặc biệt là thuốc lá sẽ dễ mắc bệnh viêm phế quản hơn bình thường tới 5 lần.

Triệu chứng của bệnh viêm phế ở trẻ em

Thực ra, biểu hiện bệnh viêm phế quản ở trẻ em không quá rõ rệt, chúng dễ bị nhầm lẫn sang các căn bệnh khác. Chúng thường gây ho kéo dài, sốt nhẹ, ho có đờm, chán ăn, nếu ở trẻ sơ sinh sẽ là bú ít, bỏ bú, nôn trớ…. Các triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể kể đến cụ thể theo từng giai đoạn như sau:

Dấu hiệu bệnh viêm phế quản là gì?
Dấu hiệu bệnh viêm phế quản là gì?

1. Giai đoạn ủ bệnh

Bệnh thông thường ủ trong vòng 3 – 7 ngày. Giai đoạn này, cơ thể trẻ thường xuất hiện dấu hiệu đơn giản như sốt nhẹ (dưới 38.5 độ), ho khan, hắt hơi, sổ mũi rất dễ nhầm sang trẻ bị cảm cúm.

2. Giai đoạn phát bệnh

Sau khi ủ bệnh khoảng 3 – 7 ngày, bệnh bắt đầu phát với các dấu hiệu rõ nét hơn như: trẻ thở khò khè do đờm, sốt cao, dễ rối loạn tiêu hóa và da dẻ trở lên tái xanh.

3. Giai đoạn nguy hiểm

Thông thường, ở giai đoạn phát bệnh trẻ sẽ được thăm khám và đưa ra những phác đồ điều trị chấm dứt bệnh. Tuy nhiên, trong vài trường hợp do chăm sóc không kỹ, không phát hiện bệnh kịp thời dẫn đến giai đoạn nguy hiểm.

Dấu hiệu trẻ chuyển sang giai đoạn nguy hiểm của bệnh viêm phế quản như: trẻ sốt cao trên 39 độ, thở khò khè, nặng nhọc, chân tay yếu, đôi lúc trẻ li bì nếu nặng có thể dẫn tới hôn mê, co giật. Môi và da của trẻ khô, đầu ngón tay bị tím, trẻ thường xuyên nôn và tiêu chảy. 

Cách điều trị bệnh viêm phế quản

Cách trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em hoàn toàn có thể điều trị tại nhà và trị dứt điểm sau 1 tuần nếu bạn sử dụng đúng thuốc và có cách chăm sóc hợp lý. Khi trẻ có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh như sốt không rõ nguyên nhân, ho dai dẳng có đờm kéo dài 3 ngày bạn cần cho bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Về trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em thường sử dụng các loại thuốc như sau: (Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng, không nên tự ý mua thuốc cho bé).

Thăm khám và sử dụng thuốc theo khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa
Thăm khám và sử dụng thuốc theo khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa
  • Thuốc ho: Bác sĩ sẽ kê cho bé thuốc tây y hoặc các siro từ thảo dược giúp bé cắt dứt điểm các cơn ho, long đờm giúp bé dễ thở hơn. 
  • Thuốc kháng sinh: Thông thường nếu bé bị viêm phế quản nhỏ, các bác sĩ sẽ không khuyến cáo dùng kháng sinh, tuy nhiên nếu ở thể nặng, bé cần dùng thuốc để tránh việc bôi nhiễm gây viêm phổi hay viêm tai giữa.
  • Dùng nước muối sinh lý để giảm nghẹt mũi, khó chịu và như một cách chống viêm ở trẻ bị bệnh.
  • Bé dùng thuốc hạ sốt theo kê đơn của bác sĩ điều trị để giúp con cắt những cơn sốt, tránh li bì mệt mỏi.

Ngoài ra, mẹ cần kết hợp với cách chăm sóc con cẩn thận như:

  • Dùng máy phun sương tạo độ ẩm không khí giúp bé tránh khó chịu do không khí ô nhiễm hay thời tiết hanh khô.
  • Sử dụng những bài thuốc dân gian giúp bé trị ho, trị sốt như mật ong, húng chanh, quất đường phèn….
  • Kê cao đầu của bé hơn một chút khi ngủ
  • Rửa mũi bằng nước muối biển 
  • Cho trẻ uống nhiều lúc để hạ sốt

Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ hoàn toàn có thể phòng tránh nếu mẹ làm tốt những điều sau đây:

Tiêm chủng đầy đủ cho bé
Tiêm chủng đầy đủ cho bé
  • Cho bé uống nhiều nước khi thời tiết thay đổi, đặc biệt bổ sung nước cam tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho bé
  • Đeo khẩu trang khi cho bé ra ngoài, ở những nơi công cộng đông người.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với môi trường khói bụi và thuốc lá
  • Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh theo khuyến cáo. (>>> Tham khảoLịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh chuẩn 2018 theo tháng tuổi)

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về bệnh viêm phế quản ở trẻ em mà các bậc làm cha mẹ nên biết. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng rất dễ biến chứng thành viêm phổi hay viêm tai giữa nếu không được chữa trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Vì vậy, mẹ cần sử dụng thuốc đúng cách, hạn chế cho con tiếp xúc với môi trường khói bụi thường xuyên.

[ad_2]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.