[Đọc ngay] 5 điều cần lưu ý khi mặc bỉm tã cho bé

Tã là sản phẩm thiết yếu và có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc con yêu của nhiều bà mẹ Việt. Hầu hết các bà mẹ đều nhận ra sự cần thiết của tã, nhưng có bao nhiêu người trong số họ biết cách sử dụng đúng cách? Hãy cùng xem 5 điều cần lưu ý khi mặc bỉm tã cho bé.

[Đọc ngay] 5 điều cần lưu ý khi mặc bỉm tã cho bé

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bỉm khác nhau dành cho trẻ sơ sinh. Phổ biến nhất vẫn là các loại tã, bỉm Nhật Bản với giá thành khá đắt đỏ như bỉm Merries, Moony… hay bỉm Châu Âu, cũng như các dòng bỉm Việt Nam. Các mẹ không khỏi băn khoăn, giữa vô vàn các loại bỉm cho trẻ sơ sinh trên thị trường, vậy loại bỉm nào là lý tưởng cho con yêu.

Khi bạn đã quyết định sử dụng loại tã nào cho con mình, bạn sẽ cần học cách sử dụng và cách đóng bỉm đúng cách. Và hôm nay, mẹ đã được bổ sung vào cẩm nang chăm con thêm 5 điều cần lưu ý khi mặc bỉm tã cho bé nữa rồi đó.

1. Mặc tã không đúng cách cho bé

Những người lần đầu làm mẹ thiếu kinh nghiệm trong tình huống này là điều khó tránh khỏi. Ngay cả khi bạn đã học cách đóng bỉm cho con trước đó, bạn chắc chắn sẽ vụng về trong lần đầu tiên đóng bỉm cho con và mặc tã, bỉm không đúng cách. Do đó, mẹ phải nhớ những điều sau khi đóng đóng tã, bỉm cho bé:

lưu ý khi mặc bỉm, tã cho bé

– Cách đóng tã dán:

Lưu ý: Với tã dán, mẹ hãy mở tiếng tã dán ra và dựng vách chống tràn của bỉm lên trước khi đóng mặc bỉm, tã cho bé.

  • Đặt bé ở tư thế nằm ngửa
  • Mở tã và dựng vách chống tràn lên.
  • Giữ đầu gối của bé cong dạng chữ M, đặt miếng tã dán xuống phía dưới mông của bé đảm bảo cho cạp mặt trước của tã cách dạ dày của bé một khoảng chừng 1 ngón tay.
  • Vuốt cho phẳng dải băng của tã ở phần thắt lưng phía trước để cho miếng tã dán luôn được giữ chặt trong suốt quá trình mang tã của bé.
  • Kiểm tra lại vách chống tràn của tã dán đã được dựng lên đúng cách chưa?

– Cách đóng bỉm quần:

Mẹ hoàn toàn có thể thay hay mặc bỉm cho bé khi bé nằm hoặc khi bé đứng. Về quy cách mặc bỉm quần thì cũng giống như mặc quần vậy. Điều các mẹ cần quan tâm hơn một chút đó là điều chỉnh tư thế của bỉm đúng cách cũng như kiểm tra lại vách chống tràn hai bên của bỉm quần đã đúng quy cách chưa.

Bỉm cho bé cũng được phân biệt thành 2 loại là bỉm cho bé trai và bỉm cho bé gái đó các mẹ à. Nếu là bỉm cho bé trai sẽ có thiết kế đằng trước dày hơn còn bỉm cho bé gái sẽ bé thiết kế phía sau dày hơn.

phân loại bỉm, tã cho bé

Lưu ý: Vách chống tràn có tác dụng chống tràn chất thải ra phía ngoài. Vì vậy, dù bé mặc tã hay mặc quần thì mẹ cũng cần phải kiểm tra vách chống tràn đã đúng quy cách chưa. Đối với các bé trai thì khi đóng bỉm cho bé thì mẹ cần đảm bảo cho bộ phận sinh dục của bé trai chúi xuống dưới, nước tiểu sẽ không bị tràn ra phía ngoài.

Các bé trai thường sẽ bị ướt hơn ở phần phía trước. Do đó, khi mua bỉm, tã cho bé trai mẹ nên chọn những loại bỉm, tã có thêm lớp lót phụ ở phía trước sẽ là tốt hơn.

Còn đối với các bé gái với đặc điểm tã, bỉm sẽ thường ướt ở giữa và mặt sau khi bé đi tiểu nên mẹ cần chọn loại tã, bỉm dày hơn chút ở phần mà bé thường đi tiểu ra.

2. Chọn đúng size bỉm cho bé

Vì tã có thể khiến trẻ sơ sinh cảm thấy vướng víu, khó chịu, không cử động được nên nhiều bà mẹ đã chọn kích cỡ tã lớn hơn cho con. Mặt khác, nhiều mẹ tin rằng chọn kích cỡ tã nhỏ hơn một chút và chật hơn một chút là cách tốt nhất để đảm bảo rằng chất thải không bị rò rỉ ra ngoài. Đây là những quy cách lựa chọn và sử dụng bỉm không đúng cách, ảnh hưởng tới sức khỏe của con mẹ có biết không?

chọn bỉm không đúng size cho bé

Trên tất cả các sản phẩm bỉm tã cho bé đều có ghi rõ ràng size bỉm cũng như các thông số về cân nặng phù hợp…Do đó, trước khi lựa chọn size bỉm nào cho bé, mẹ cần tìm hiểu kỹ hơn về những thông số này các bạn nhé.

3. Không thường xuyên kiểm tra, thay tã cho bé

Với công nghệ tiên tiến, việc tích hợp vạch báo thời gian thông minh giúp mẹ xác định được chính xác thời điểm cần thay tã cho bé. Tuy nhiên với nhiều loại bỉm khác thì lại không được tích hợp thiết kế này. Do đó mà các mẹ gặp nhiều vấn đề trong việc lựa chọn thời điểm thay tã cho bé, không đảm bảo đúng thời gian tay tã là nguyên nhân khiên trẻ bị hăm tã khi nào không hay.

Hơn nữa, nhiều bà mẹ tiết kiệm chi phí bằng cách đợi đến khi tã, bỉm ướt sung rồi mới thay cho bé, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làn da mỏng manh của trẻ. Dị ứng da, hăm tã, ngứa ngáy, khó chịu đều là những nguy cơ đối với trẻ sơ sinh.

Theo các nghiên cứu thì thời gian thay bỉm, tã hợp lý cho bé là từ 3-4 tiếng đồng hồ, với các bé lớn hơn chút, số lần đi tiểu trong ngày đã ít hơn chút thì có thể là 4 – 6 tiếng. Nếu như bé có đi ị thì mẹ cần thay bỉm ngay lập tức để bé được thoải mái.

Tuyệt đối không được sử dụng lại bỉm, tã đã dùng trước đó. Bởi tã đã qua sử dụng chứa đựng rất nhiều các loại vi khuẩn gây hại có thể thâm nhập vào cơ thể của bé, gây nhiều bệnh nguy hiểm.

4. Không vệ sinh cho bé khi thay tã

Trong mỗi lần thay tã cho bé, mẹ cần vệ sinh da của bé sạch sẽ bằng cách lau hoặc rửa. Nhiều mẹ nghĩ rằng, tã, bỉm đã hút hết nước tiểu của bé do đó mẹ sẽ không cần phải vệ sinh da cho bé nữa. Còn nếu như bé có đi ị, thì khi đó mẹ chỉ cần sử dụng giấy ướt là đủ. Đây là những suy nghĩ sai lầm. Dù đi tiểu hay đi nặng mẹ đều cần phải vệ sinh cho con sạch sẽ trước khi đóng bỉm mới.

Trong mỗi lần mẹ thay tã, bỉm cho bé. Mẹ nên sử dụng nước ấm để vệ sinh vùng da mặc bỉm. Việc này không chỉ giúp bé thích thú và thoải mái hơn mà còn góp phần trong việc bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ nhỏ khỏi các loại vi khuẩn gây hại.

Sau khi vệ sinh xong cho bé, mẹ nên lau khô vùng da và thoa một lớp kem chống hăm cho bé trước khi đóng bỉm, tã cho bé.

5. Không sử dụng kem chống hăm cho bé

Hầu hết các mẹ đều biết là kem chống hăm trẻ em là một vật dụng không thể thiếu cho bé trong giai đoạn này. Đây có thể coi là màng chắn trong việc ngăn cản sự tiếp xúc của bề mặt da bé với nước tiểu. Bảo vệ da bé luôn được khô ráo, thoáng mát trong suốt quá trình mang bỉm.

không sử dụng kem chống hăm cho bé

Mẹ nên lựa chọn cho bé một loại kem hăm chất lượng tốt, chỉ nên bôi lên da bé một lớp mỏng thôi ở vùng mông và bẹn, hậu môn nữa.

Khi da bé xuất hiện những vết mẩn đỏ ngứa ngáy thì mẹ cần dừng việc mặc bỉm cho bé và đưa bé tới bác sỹ chuyên khoa để được khám và chữa trị kịp thời.

Năm điều cần lưu ý khi mặc bỉm tã cho bé đã được liệt kê ở trên. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các mẹ khi bước vào hành trình nuôi con đầy vất vả nhưng không thiếu những niềm vui và hạnh phúc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.