5 sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho bé cần đặc biệt tránh

Trong danh sách đồ sơ sinh ba mẹ cần chuẩn bị cho bé trước khi sinh hẳn không thể thiếu chiếc bình sữa. Nếu mẹ đã yên tâm chọn được cho bé yêu của mình một chiếc bình sữa tốt rồi thì mẹ cũng cần chú ý vệ sinh bình trong quá trình sử dụng nhé! Việc vệ sinh bình sữa tưởng chừng rất đơn giản những nhiều mẹ vẫn mắc những lỗi căn bản. Dưới đây là 5 sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho bé mà mẹ cần chú ý.

5 sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho bé thường gặp

Những thói quen tường chừng như vô hại lại dẫn tới những sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho bé. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này nhé!

Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm. Nên đặc biệt vào mùa hè vi khuẩn càng dễ sản sinh trong bình sữa của bé. Nếu mẹ tiệt trùng bình sữa không đúng cách sẽ giúp vi khuẩn phát triển mạnh hơn điều này khiến các bé dễ mắc bệnh, nhiễm khuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho bé

Để giúp các mẹ có thể nhận ra được những sai lầm cần tránh khi vệ sinh bình sữa, mẹ cần đặc biệt chú ý tới 5 sai lầm thường gặp khi vệ sinh bình sữa ba mẹ cần đặc biệt quan tâm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé nhé. Thêm nữa, ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm hướng dẫn cách vệ sinh bình sữa đúng cách và đảm bảo an toàn cho bé.

Mẹ chỉ làm sạch bình sữa bằng nước

Nhiều mẹ có thói quen tráng bình bằng nước sau đó tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi. Bằng mắt thường bạn không thể thấy các thành phần chất béo có trong sữa vẫn có thể bám ở cổ bình, núm vú, hoặc nếu mẹ có lấy tay kiểm tra bên trong bình sẽ thấy nhớt nhớt, trơn trơn. Chính những cặn sữa này sẽ khiến bình sữa có một mùi khó chịu cho bé đồng thời cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Chỉ vệ sinh bình sữa bằng nước

Bởi vậy mà các chuyên gia khuyên mẹ nên vệ sinh bình sữa một cách kỹ càng bằng bàn chải chuyên dụng và nước rửa bình sữa chuyên dụng. Hãy đặc biệt chú ý tới những vị trí có rãnh sâu cần được làm sạch.

Khử trùng bình sữa không đúng lúc

Thói quen tiếp theo tưởng như vô hại đó là mẹ chỉ vệ sinh bình sữa khi nào cần dùng (khi pha sữa cho bé) thì mới khử trùng.

Theo các chuyên gia, bình sữa cần được khử trùng 1lần/ngày để ngăn chản vi khuẩn sinh sản. Ngay cả khi mà mẹ đã rửa sạch bình sữa bằng nước tuy nhiên ba mẹ vẫn cần phải khử trùng bình sữa ngay.Vì khả năng sinh sản của vi khuẩn là rất nhanh. Nên mẹ hãy luôn có thói quen khử trùng bình sữa sau khi đã rửa sạch.

Khử trùng bình sữa bằng cách đun sôi

Để bình sữa bị ẩm rồi cất đi

Thói quen nữa mẹ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển đó là bình còn ướt mà đậy nắp bình sữa kín lại rồi cất đi. Mẹ nên sấy khô hoặc để bình hong khô trên các khay để bình sau khi vệ sinh xong. Mẹ cần làm cho bình sữa, núm vú và các dụng cụ liên quan khác khô trước khi cất đi.

Khi nào cần thì mới rửa bình

Con uống xong sữa, nhiều mẹ không có thói quen rửa bình luôn mà đợi con ăn tới cữ tiếp theo mới chịu đi rửa bình. Mẹ có biết, theo thời gian thì chất béo có trong thành phần sữa đọng lại bình bình sữa rất khó để có thể làm sạch và đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh. Bởi vậy, mẹ hãy dừng ngay thói quen chờ khi nào cần sử dụng thì mới vệ sinh bình sữa. Con ăn xong thì mẹ nên rửa sạch bình sữa và tiệt trùng bình sữa ngay để hạn chế việc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Sử dụng lò vi sóng để vệ sinh bình sữa

Rửa bình sữa, núm vú chung

Núm vú là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với miệng bé và là bộ phần cần đặc biệt quan tâm trong việc vệ sinh. Trên thị trường hiện nay tồn tại một số núm vú giả, chất lượng kém và tiền năng khả năng tích lũy bụi bẩn nhiều hơn so với bình sữa. Bởi vậy, khi vệ sinh bình sữa, cách tốt nhất là ba mẹ nên ngâm núm vú trong nước ấm một thời gian trước khi sử dụng bàn chải và các loại nước rửa bình sữa để làm sạch và làm khô.

Trên đây là chia sẻ 5 sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho bé. Mong rằng những kiến thức chia sẻ trên là hữu ích với các mẹ trong suốt hành trình nuôi con. Chúc mẹ và bé có những giờ phút vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. Chúc bé hay ăn, chóng lớn, phát triển toàn diện.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.