4 cách giảm nôn trớ hiệu quả ở trẻ nhỏ

Nôn trớ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi khi trẻ còn đang bú sữa mẹ. Liệu có cách giảm nôn trớ hiệu quả ở trẻ nhỏ hay không? Nguyên nhân gây nôn trớ là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chưa trưởng thành và kích thước bé và thực quản ngắn nên thức ăn dễ bị đẩy ra phía ngoài. Bên cạnh đó thì các hoạt động co thắt cơ ở dạ dày của bé cũng chưa được ổn định giống như ở người lớn. Dưới đây là 4 cách giảm nôn trớ hiệu quả ở trẻ mà mẹ có thể dễ dàng áp dụng nhé.

Tổng hợp 4 cách giảm nôn trớ hiệu quả ở trẻ nhỏ

Tình trạng nôn trớ có thể xảy ra ở trẻ ngay từ khi mới sinh (nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi) và có thể kéo dài cho đến khi trẻ được 12-14 tháng tuổi khi mà dạ dày của trẻ đã dần được hoàn thiện, đặc biệt là cơ thắt giữa dạ dày và thực quản.

cách giảm nôn trớ hiệu quả ở trẻ nhỏ

Các mẹ đã thực hiện nhiều các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ xong thì không phải cách nào cũng là hiệu quả tối ưu. Để thành công, mẹ cần phải dựa vào cả tình trạng nôn trớ của trẻ, cách thức thực hiện cũng như sự kiên nhẫn của các mẹ. Hãy cùng điểm qua 4 cách giảm nôn trớ hiệu quả ở trẻ ngay dưới đây.

1. Không để trẻ ăn quá no, Bố mẹ có thể chia khẩu phần ra thành nhiều bữa

Đây là một phương pháp tương đối đơn giản, nhưng khi cho trẻ bú ít hơn, trẻ sẽ rất có thể chỉ nhận được sữa đầu, phần lớn là protein chứ không phải sữa cuối có nhiều chất béo.

Để giải quyết vấn đề này thì các mẹ có thể vắt bớt phần sữa đầu đi bằng cách vắt sữa sẵn và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh và cho bé sử dụng dần. Điều này giúp đảm bảo được việc là trẻ sẽ nhận được cả sữa đầu và sữa cuối mỗi bữa ăn.

2. Bế trẻ ở tư thế đầu cao khi cho bé ăn

Hầu hết các bà mẹ đều biết rằng bài thuốc này phù hợp cho cả trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo bé sẽ không bị nôn trớ vì dù bú mẹ hay bú bình thì bé cũng sẽ phải nuốt một ít không khí vào dạ dày.

Khi đó lượng khí này đã làm tăng thể tích chất lỏng và chúng có xu hướng được đẩy lên dạ dày. Bởi vậy thì ngoài việc bế trẻ ở tư thế cao đầu thì các mẹ cũng cần phải đẩy hơi ở dạ dày của bé ra ngoài trước khi mẹ đặt bé nằm. Cách thực hiện rất đơn giản: mẹ chỉ cần đặt bụng trẻ trên vai cho đến khi nghe thấy trẻ ợ hơi ra.

3. Tránh cho bé nằm ngay và hãy vuốt nhẹ lưng bé sau khi ăn

4. Bổ sung sản phẩm chứa 05 Nucleotides và Axit Palmitic

Mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các sản phẩm có chứa nucleotide và axit palmitic để thúc đẩy hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh.

Cha mẹ sẽ đỡ vất vả hơn nếu con ăn ngon, khỏe, không nôn trớ, trẻ hấp thu đầy đủ dưỡng chất để phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh và trí não thông minh!

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Cách giảm nôn trớ hiệu quả ở trẻ là gì?

  • Cơ thể trẻ bị mất nhiều nước và chất điện giải khi trẻ bị nôn trớ. Do đó, bước đầu tiên là cung cấp cho trẻ một ít nước và chất điện giải để trẻ không bị mất nước. Sau khi nôn trớ, mẹ có thể bồi bổ nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước lọc hoặc hoa quả ở dạng loãng.
  • Để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ tiếp, mẹ nên dùng khăn quấn cổ trẻ. Khi trẻ bị nôn trớ, mẹ không nên bế xốc trẻ lên vì có thể khiến dịch nôn tràn vào phổi rất nguy hiểm.
  • Khi bé bị nôn trớ, mẹ nên vuốt ngực hay vuốt lưng cho trẻ theo hướng từ trên xuống. Điều này sẽ làm giảm đi cảm giác buồn nôn cho trẻ.
  • Để giảm tình trạng trào ngược, hãy giữ phần trên của trẻ cao hơn phần dưới để giữ cho trẻ nằm yên và kê cao đầu. Trong trường hợp trẻ bị ọc sữa thì mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để hạn chế tình trạng chất nôn bị hít vào trong phổi. Đặc biệt, hạn chế việc cho trẻ uống sữa sau khi nôn.
  • Hãy cố gắng để bé ngủ sau khi nôn sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe vì dạ dày đã rỗng trong suốt khoảng thời gian này sẽ khiến bé được dễ chịu hơn.

Các cách giảm nôn trớ hiệu quả ở trẻ cũng như cách xử lý tình trạng nôn trớ ở trẻ đã được chia sẻ ở trên. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên là hữu ích với các mẹ. Chúc các mẹ thành công, chúc bé hay ăn chóng lớn và khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.